Bạn biết gì về thủ tục xin phép xây dựng quận 1?
Hãy để B.i.G House tư vấn cho bạn!
Việc xin cấp phép xây dựng quận 1 sẽ tốn thời gian và công sức nếu như bạn chưa nắm rõ về luật xây dựng, thực tế để xin phép xây dựng cho nhà của mình bạn phải xin được phép xây dựng của các cơ quan chức năng nơi bạn sinh sống.
Việc xin phép xây dựng nhà ở quận 1 hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở là việc mà ai cũng phải làm ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, vì không thường xuyên làm thủ tục này nên mọi người thường không có đầy đủ thông tin dẫn đến làm sai, thiếu sót hồ sơ và phải điều chỉnh nhiều lần làm mất nhiều thời gian và công sức. Công ty B.i.G House đưa ra một số hướng dẫn rất cơ bản để mọi người nắm bắt được qui trình và thủ tục xin phép xây dựng nhà ở gia đình như sau:
Căn cứ Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
Thông tư số:10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng
Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư/ chủ nhà có thể là đơn vị có tổ chức pháp nhân như công ty hay cá nhân để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình/nhà ở.
Giấy phép xây dựng tạm: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng.
2. Khi nào cần phải xin phép xây dựng?
• Xây dựng mới nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
• Sửa chữa, cải tạo nhà ở đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.
3. Khi nào được miễn xin phép xây dựng?
• Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới).
• Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.
4. Vì sao chỉ được xây dựng nhà ở tạm?
Chỉ được xây dựng nhà ở tạm khi:
1. Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ nhà phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố.
5. Thời gian cấp phép xây dựng là bao lâu?
• 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
• 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
• Sau thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không cấp phép hoặc không có văn bản trả lời thì chủ nhà được khởi công xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã nộp cho cơ quan cấp phép.
6. Ai có thẩm quyền cấp phép xây dựng?
• Nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã cấp giấy phép xây dựng.
• Nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn: Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng.
7. Qui trình xin phép xây dựng như thế nào?
Qui trình xin phép xây dựng gồm:
B1.Lập hồ sơ xin phép xây dựng
B2. Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng
B3. Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ
TH1. Hồ sơ hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát
TH2. Hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng hướng dẫn bổ sung hồ sơ, hướng dẫn điều chỉnh thiết kế nộp lại hồ sơ thực hiện lại B1.
B4. Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
B5. Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, Chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
1. Đơn theo mẫu: 01 bản chính
2. Sổ trắng ( Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc Sổ Đỏ ( Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), hoặc Sổ Hồng ( Giấy CNQSHNỞ và QSDĐỞ) hoặc sổ Hồng (Giấy CNQSHNỞ và QSDĐỞ và tài sản khác gắn liền với đất) (Kèm theo bản vẽ hiện trạng tùy theo quận, huyện yêu cầu): 01 bản (sao y).
3. Thông báo nộp lệ phí trước bạ ( sao y)
4. Chứng minh nhân dân ( sao y) đối với cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là tổ chức công ty.
5. Hộ khẩu (sao y)
6. Bản vẽ thiết kế: 02 bản chính ( do công ty có pháp nhân thiết kế Xây dựng thiết kế và đóng dấu).
Mỗi bộ bản vẽ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng “ Họa đồ vị trí” xác định vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất;
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
d) Mặt bằng thể hiện các chi tiết hầm vệ sinh, hướng cấp điện, nước..
1. Đối với công trình không theo tuyến:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1) Thông tư này;
b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 2) Thông tư số 10 ;
b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình;
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;
- Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:
+ Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.
3. Đối với công trình tôn giáo:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm các tài liệu như quy định tại khoản 1 Điều này và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tôn giáo theo phân cấp.
4. Đối với công trình tín ngưỡng:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 7 Thông tư này;
b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, di tích lịch sử theo phân cấp.
d) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
- Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
- Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
6. Đối với công trình quảng cáo:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo quy định tại Phụ lục số 8;
b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
Trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo, thì phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;
c) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo.
d) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Đối với trường hợp công trình xây dựng mới:
+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/50 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt cắt móng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/50;
+ Bản vẽ các mặt đứng chính công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Đối với trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng hợp pháp:
+ Bản vẽ kết cấu của bộ phận công trình tại vị trí gắn biển quảng cáo, tỷ lệ 1/50
+ Bản vẽ mặt cắt tại các vị trí liên kết giữa biển quảng cáo với công trình, tỷ lệ 1/50;
+ Bản vẽ các mặt đứng công trình có gắn biển quảng cáo, tỷ lệ 1/50 - 1/100.
7. Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điều khoản quy định của Hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Công ty B.i.G House để được tư vấn miễn phí hoặc sử dụng dịch vụ “Xin phép xây dựng trọn gói” của công ty. Bằng kiến thức kinh nghiệm và mối quan hệ đặc biệt thân thiết với các Phòng Quản lý Đô Thị trực thuộc UBND Quận và Sở xây dựng chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng đến quý khách hàng.
DỊCH VỤ HOÀN HẢO DÀNH CHO MỌI NHÀ
CT CP TƯ VẤN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG B.I.G HOUSE
Trụ sở: 71/11 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh
Web: http://dichvuxinphepxaydungnhanh.blogspot.com/
Email: bighouse015@gmail.com
Hotline: 0988781000 - 0903357274
Dịch vụ tốt, nhân viên nhiệt tình. Cảm on
Trả lờiXóa